Tiểu sử Việt Anh
Tên thật: Đang cập nhật
Nghệ danh: Việt Anh
Ngày sinh: 0000-00-00
Quê quán: Đang cập nhật
Quốc gia: Đang cập nhật
Giải thưởng:
Đang cập nhậtThông tin thêm:
Việt Anh sinh ngày 28-3-1976, trong một gia đình có truyền thống về nghệ thuật (bố mẹ anh là NSƯT Việt Cường- Kim Quy). Anh được học âm nhạc từ nhỏ.Từ thời còn là học sinh phổ thông, Việt Anh đã tập sáng tác nhạc. Năm 1996, ca khúc của Việt Anh lần đầu tiên được trình làng với khán giả là bài Người đi xa mãi do Lam Trường trình bày trong album nhạc Giọt sầu trên môi. Bài hát này đã xuất hiện trên topten Làn sóng xanh và liên tục trụ hạng nhiều tuần lễ liền. Để rồi sau đó thêm một ca khúc khác của Việt Anh lại đứng nhất Làn sóng xanh: Dòng sông lơ đãng do Thu Phương trình bày. Gần đây, hai ca khúc mới của Việt Anh lại được giới thiệu: Đôi song ca Thu Phương - Huy MC hát Mưa phi trường trong chương trình Đêm Sài Gòn do ban nhạc Saigon Boys thực hiện tại NVH Thanh niên TP (9-1998), Nơi mùa thu bắt đầu được ghi âm trong các album nhạc qua tiếng hát của ca sĩ Hồng Nhung .... Đặc biệt Việt Anh bắt đầu thử sức mình ở lĩnh vực hòa âm và tự tay mix ca khúc của chính mình (Nơi mùa thu bắt đầu là bài đầu tiên).
Bài hát "Mưa phi trường" Việt Anh sáng tác từ năm 1992, khi đang học lớp 10, tức 16 tuổi. Tuy nhiên, nếu hồi đó "Mưa phi trường" của một cậu bé vô danh tiểu tốt mà đem công bố chắc gì đã tạo được ấn tượng. Nó thực sự đã được dọn đường bằng tên tuổi vừa nhen nhóm của chàng nhạc sĩ trẻ, bằng "Dòng sông lơ đãng", bằng "Không còn mùa thu", "Người đi xa mãi", và bằng cả tiếng tăm của ca sĩ Lam Trường. Là tác phẩm khởi đầu, đầu tay nhưng lại trở thành sinh sau đẻ muộn trong chuyện công bố rộng rãi, đó cũng là duyên may. Nó sinh ra trong cơ duyên của một cuộc chia tay (có lẽ họ còn quá trẻ khi mới chỉ học lớp 10), cơ duyên ấy sản sinh ra nguồn cảm hứng của "Mưa phi trường", "Người đi xa mãi", "Không còn mùa thu", "Nơi mùa thu bắt đầu", "Dòng sông lơ đãng", "Hoa có vàng nơi ấy", và bài mới nhất "Những mùa hoa bỏ lại". Tóm lại là tất cả những bài hát đã được biết. Cơ duyên ấy đã đánh thức nỗi buồn trong cậu bé con một của cặp vợ chồng nghệ sĩ Việt Cường, Kim Quy, khơi nguồn cho khát khao được viết, mặc dù từ năm lên 6, cậu bé ấy đã được học nhạc, định hướng ngay từ đầu là sẽ trở thành nhạc sĩ, 8 tuổi thi vào nhạc viện và cứ vừa học nhạc song song như thế vv...
Việt Anh thừa nhận mình cũng bị ảnh hưởng của nhạc này nhạc kia, đặc biệt là nhạc tiền chiến, khi mà nhạc trẻ còn chưa tìm được chỗ đứng của mình. Giai điệu của Anh cũng kế thừa âm hưởng lãng mạn cổ điển đó. Tuy nhiên, giới trẻ thành phố đã đón nhận Anh như một đại diện cho ý thích nói lên ý muốn của họ, cũng như họ đã đón nhận Ngọc Châu ở phía Bắc. Và bởi vì để tìm cho mình một con đường sau vô vàn những dấu chân phía trước, không phải dễ dàng.
Bình luận