Johannes Brahms

Johannes Brahms

3 người yêu thích

Tiểu sử Johannes Brahms

Tên thật: Đang cập nhật

Nghệ danh: Johannes Brahms

Ngày sinh: 1833-05-07

Quê quán: Đang cập nhật

Quốc gia: Đang cập nhật

Giải thưởng:

Đang cập nhật

Thông tin thêm:

Johannes Brahms (7 tháng 5 năm 1833 tại Hamburg – 3 tháng 4 năm 1897 tại Viên) là một nhà soạn nhạc, chơi đàn piano và chỉ huy dàn nhạc người Đức. Các tác phẩm của ông được xếp vào chủ nghĩa lãng mạn (romanticism).
Năm 1890, ở 57 tuổi Brahms đã quyết định ngừng sáng tác. Tuy nhiên, khi những ý nhạc bật ra, ông không thể thực hiện được quyết định của mình, và trong những năm trước khi qua đời ông đã sáng tác thêm một số kiệt tác được ghi nhận. Sự ngưỡng mộ của ông đối với Richard Mühlfeld, một nghệ sĩ clarinet ở dàn nhạc Meiningen, đã gợi ý cho ông sáng tác các tam tấu Clarinet, Op. 114, tứ tấu clarinet, Op. 115 (1891), và bản sonata dành cho clarinet thứ 2, Op. 120 (1894). Ông cũng viết Vier ernste Gesänge, Op. 121 (1896), và Eleven Chorale Preludes dành cho organ, Op. 122 (1896).
Sau khi hoàn thành tác phẩm Op.121, Brahms đã bị bệnh ung thư (theo nhiều nguồn khác nhau thì là ung thư gan hoặc tuyến tụy). Bệnh dần trở nặng và ông qua đời vào ngày 03 tháng 4 năm 1897, thọ 63 tuổi. Brahms được chôn trong Zentralfriedhof (nghĩa trang trung tâm) ở Vienna.
Là một nghệ sĩ dương cầm điêu luyện, ông thực hiện các buổi diễn ra mắt nhiều tác phẩm của chính mình, ông cũng đã từng làm việc với một số nghệ sĩ hàng đầu vào thời bấy giờ, kể cả với nghệ sĩ dương cầm Clara Schumann và nghệ sĩ vĩ cầm Joseph Joachim. Brahms là một người kiên quyết theo chủ nghĩa cầu toàn, cho nên ông đã tự hủy và không công bố rất nhiều tác phẩm của mình.
Các sáng tác của Brahms bao hàm cả những chất liệu truyền thống lẫn sáng tạo. Âm nhạc của ông có cấu trúc và kỹ thuật bắt nguồn từ các bậc thầy Baroque và nhạc cổ điển. Âm nhạc của Johannes Brahms, với vẻ đẹp hình thức hoàn hảo và sự dung dị sâu sắc của tâm hồn. Ông là người tiếp nối các truyền thống hiện thực cổ điển và “làm giàu” chúng bằng những thành tựu của chủ nghĩa lãng mạn Đức. Âm nhạc của Johannes Brahms vừa đầy chất triết học trữ tình đặc trưng của Bach vừa mang những hình tượng âm nhạc hoành tráng và bạo liệt theo tinh thần Beethoven, nhưng cũng đậm nỗi lo âu về số phận của con người hiện đại.
Cuối năm 1897, sau khi Brahms vừa mất, nhà soạn nhạc người Anh Hubert Parry đã viết 1 bản giao hưởng ngắn Elegy for Brahms (tiếng Việt: Bi khúc dành cho Brahms) để tưởng nhớ đến ông. Đối với Parry thì Brahms mãi mãi là nghệ sĩ vĩ đại nhất. Tuy nhiên bản giao hưởng này lại không được trình diễn vào lúc Parry còn sống, lần đầu tiên nó được trình diễn trước công chúng là vào năm 1918 trong 1 chương trình tưởng niệm cho chính Parry.
Brahms đã soạn một số công trình lớn cho dàn nhạc giao hưởng, bao gồm hai bản mộ khúc (serenade), bốn bản giao hưởng (symphony), bản concerto dành cho đàn piano số 2 (số 1 là viết trên cung Rê thứ, số 2 là viết trên cung Si giáng trưởng), một concerto cho đàn violon, một concerto đôi dành cho đàn violin và cello, và 2 concerto overture: Academic Festival Overture và Tragic Overture.
Ein deutsches Requiem, nach Worten der heiligen Schrift, op. 45 (bản cầu siêu bằng tiếng Đức, ca từ trích từ Thánh kinh) là bản hợp xướng lớn của ông, tuy nhiên lời ca trong đó không phải được lấy trong nghi thức thánh lễ Missa pro defunctis (lễ cầu siêu), mà ông trích từ cuốn kinh thánh tiếng Đức do Martin Luther dịch. Công trình này được viết trong 3 giai đoạn chính của cuộc đời Brahms. Phiên bản đầu tiên của phần 2 được sáng tác vào năm 1854, không lâu sau lần tự tử hụt của Schumann, phần sáng tác này sau đó được Brahms sử dụng để viết concerto đầu tiên của ông dành cho đàn piano. Phần lớn bản Requiem này được ông viết sau cái chết của mẹ ông vào năm 1865. Phần 5 được bổ sung sau khi công bố chính thức vào năm 1868, tác phẩm được xuất bản vào năm 1869.

Bình luận

Thêm vào

Tạo playlist mới

back

Số điện thoại 0912345789 đã được
liên kết với tài khoản:

Bạn có muốn đăng nhập trên thiết bị này
không ?

Bỏ qua
x

Quên mật khẩu

Vui lòng chọn phương thức nhận mã xác
thực tài khoản:

x

Quên mật khẩu

Vui lòng chọn phương thức nhận mã xác
thực tài khoản:

x

Thông báo!

Không gửi được mã xác thực.
Quý khách vui lòng liên hệ Chăm sóc khách hàng để được hỗ trợ

x

Thông báo!

Bạn chưa đăng ký tài khoản Nhac.vn. Vui lòng đăng ký tài khoản bằng số điện thoại hoặc tiếp tục với Facebook

Loading...

Copy to clipboard